Cơ thủ Australia đầu tiên vô địch snooker thế giới

      Neil Robertson là cơ thủ thứ ba trong lịch sử không thuộc Vương quốc Anh và CH Ireland đăng quang tại giải World Snooker Championship.
Lần gần nhất World Snooker Championship chứng kiến một nhà vô địch tương tự Robertson là khi tay cơ người Canada Cliff Thorburn thắng đối thủ người Bắc Ireland Alex Higgins với tỷ số 18-16 trong trận chung kết giải năm 1980.
Khởi đầu không tốt, nhưng Robertson đã thể hiện bản lĩnh tuyệt vời khi ngược dòng trong trận chung kết hôm qua. Ảnh: AFP.
Robertson đã thể hiện bản lĩnh tuyệt vời khi ngược dòng trong trận chung kết hôm qua. Ảnh: AFP.
Trong trận chung kết giải năm nay tại nhà thi đấu Crucible Theatre, Sheffield (Anh) hôm qua, Neil Robertson đã khởi đầu không tốt. Anh bị đối thủ người Scotland Graeme Dott dẫn 3-5. Nhưng sau đó tay cơ người Australia đã bứt phá để giành phần thắng chung cuộc 18-13.
Trận chung kết là trận thứ hai Neil Roberton chiến thắng bằng cách lội ngược dòng ở giải năm nay. Ở vòng hai cơ thủ 28 tuổi này cũng bị đối thủ người Anh Martin Gould dẫn 0-6 rồi 5-11 trước khi bứt lên giành thắng lợi 13-12.
Không tính chức vô địch không chính thức của Horace Lindrum năm 1952 (vắng mặt một số tay cơ hàng đầu thế giới vì bất đồng với nhà tổ chức), Robertson chính là cơ thủ người Australia đầu tiên lên ngôi vô địch snooker thế giới.
Chiến công này đã tạo ra một làn sóng hâm mộ ở Melbourne, thành phố quê hương anh, cũng như cả nước Australia nói chung. Rất đông người đã chăm chú theo dõi qua truyền hình bước tiến của Robertson suốt hơn hai tuần thi đấu tại World Snooker Championship 2010 vừa qua. Cơ thủ 28 tuổi này giờ đây đã được xem như một người hùng dân tộc.
Chức vô địch thế giới mà Robertson vừa đoạt được là niềm tự hào của làng snooker Australia.
Chức vô địch thế giới mà Robertson vừa đoạt được là niềm tự hào của làng snooker Australia.
Về mặt cá nhân, nhờ chức vô địch vừa đoạt được tại Sheffield, Robertson đã cải thiện thứ hạng, vươn lên trở thành tay cơ số hai thế giới. Nó còn đem lại cho anh món tiền thưởng 250.000 bảng, bằng đúng tổng giá trị giải thưởng mà Robertson gặt hái suốt 12 năm thi đấu chuyên nghiệp trước đó.

Kiều nữ xứ Hàn xì tin trên bục nhận huy chương

Cùng với Yu Ram Cha, Kim Ga Young là một trong hai niềm hy vọng vàng của billards xứ sở kim chi. Người đẹp 27 tuổi lọt vào chung kết nội dung pool 8 bóng tại Á vận hội hôm qua nhưng bị thua trước đối thủ của chủ nhà Trung Quốc. Ảnh trên 163.

Người đẹp họ Kim lém lỉnh liếc nhìn và bắt chước điệu bộ của một nữ tình nguyện viên khi lên nhận HC bạc. Cơ thủ Hàn Quốc lọt vào chung kết pool 8 bóng và bị thua Lưu Sa Sa của chủ nhà Trung Quốc 4-5.
Kim Ga Yong xì tin trên bục nhận huy chương. HC đồng nội dung pool 8 bóng nữ thuộc về 2 cơ thủ của Đài Loan.
Kim Ga Young lọt vào chung kết pool 8 bóng và tứ kết pool 9 bóng. Trong khi đó, đồng đội Yu Ram Cha xinh đẹp của cô thi đấu không thành công, cả hai nội dung này Yu đều bị loại ở tứ kết.

Hai nữ hoàng billard so tài ở ASIAD


Người hâm mộ billards vô cùng thích thú khi hai tay cơ xinh đẹp Phan Hiểu Đình (Trung Quốc) và Yu Ram Cha (Hàn Quốc) gặp nhau tại tứ kết pool 9 bóng hôm 17/11. Phan Hiểu Đình vượt qua Yu Ram Cha với tỷ số sít sao 7-6. Ảnh trên 163 và Xinhua

 
Cả Phan Hiểu Đình của nước chủ nhà Trung Quốc...
... và Yu Ram Cha của xứ Hàn đều nổi tiếng vì nhan sắc và tài năng.Cuộc so tài của hai người đẹp rất được chú ý tại ASIAD năm nay
Trận tứ kết diễn ra căng thẳng bởi cả hai người đẹp đều là những nữ cơ thủ hàng đầu thế giới.
Gương mặt của hai mỹ nhân đều tập trung cao độ.
Phần thắng cuối cùng thuộc về Phan Hiểu Đình. Nữ hoàng billards Trung Quốc vượt qua đối thủ với tỉ số sát nút, 7-6. Tại bán kết, kiều nữ họ Phan tiếp tục giành thắng lợi 7-3 trước Lâm Nguyên Quân của Đài Loan và lọt vào chung kết. Đối thủ của cô là Chu Giới Ư cũng của Đài Loan.
Nỗi buồn của người đẹp xứ Hàn Yu Ram Cha.

Phù thủy” Efren Reyes quá tuyệt!

Ngày 7-5, tại nhà thi đấu Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM đã diễn ra hai trận bán kết và chung kết của giải.

  Ở trận bán kết đầu tiên, tay cơ người Đài Loan Wang Hung Hsiang đã thất thủ chóng vánh trước đối thủ người Trung Quốc đại lục Li He Wen với tỉ số 4-11 chỉ trong vòng 1 giờ 15 phút.

Trận bán kết còn lại là cuộc đọ sức giữa tay cơ chủ nhà Nguyễn Phúc Long với Efren Reyes - tay cơ đến từ Philippines, được làng billiards thế giới đặt cho biệt hiệu là "phù thủy"!

Và "phù thủy" đúng là phù thủy! Phúc Long - một hiện tượng của giải này - đã trở thành một chú cừu non thật sự trước Efren. Đường cơ của Efren thật không chê vào đâu được. Những quả bi như chạy theo ý muốn của tay cơ 52 tuổi và đã có 30 năm cầm cơ này.

Vì thế, trận đấu đã không còn gì gay cấn, mà chỉ còn những tràng pháo tay liên tục vang lên để tưởng thưởng những đường cơ điệu nghệ của khách. Kết quả, Efren đã thắng dễ Phúc Long 11-5.

Nhưng dù sao cũng cảm ơn Phúc Long khi anh đã đem lại cho giải những chiến thắng trước đó rất oanh liệt, trở thành tay cơ VN lần đầu tiên vào bán kết một giải lớn như thế này.

Ở trận chung kết diễn ra ngày sau đó, "phù thủy" cũng thắng dễ Li He Wen 11-6. Một trận chung kết mà người thua đã cười tươi nói: "Efren Reyes là một thần tượng của tôi. Được thi đấu với ông ấy đã là một diễm phúc cho tôi nên chuyện thất bại không là gì cả"!

Efren Reyes hiện là tay cơ đang giữ vị trí thứ 22 thế giới. Dù sao, hiện nay phong độ của ông cũng bắt đầu đi xuống vì tuổi tác. Đỉnh cao sự nghiệp của ông là xếp hạng 5 thế giới hồi năm 2004.

Từ năm 2000 đến nay, tổng số tiền thưởng mà Efren Reyes nhận được từ các giải đấu là 930.861 USD. Đặc biệt trong năm 2005, Efren Reyes đã đăng quang ngôi vô địch tại Giải billiards IPT King of the Hill với giá trị tiền thưởng lên tới 200.000 USD!       



Trần Đình Hòa và đường đến ngôi vô địch billiards ASIAD

Lần đầu tiên dự một đại hội thể thao lớn như ASIAD, tay cơ 49 tuổi Trần Đình Hòa đã đoạt ngay chiếc HC vàng quý giá. Từng trải qua nhiều khó khăn và cả thất bại, anh đã có những kinh nghiệm quý giá để đi tới thành công hôm nay.
 
Hiếm có người nào đam mê billiards như Trần Đình Hòa. “Khoảng giữa thập niên 60, tôi từ quê (xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa) ra thị xã Quảng Ngãi và theo học lớp 6. Hồi ấy, tôi chơi mấy môn thể thao nhưng mê nhất vẫn là billiards. Gia đình không khá giả nên tôi chẳng có tiền, đành phải đứng nhìn người khác chơi suốt cả năm trời. Không ngờ những đường cơ đó đã ăn vào tiềm thức và giúp tôi rất nhiều khi chính thức cầm cơ vào năm 1967. Một lần thua, không đủ trả tiền bàn nên đã bị chủ bàn siết đôi dép Lào. Thời đó, học trò nghèo như tôi mà có đôi dép Lào là ngon lắm… Vừa học chữ, vừa luyện cơ trong lúc rảnh rỗi. Đến năm 1970, tôi bắt đầu nổi tiếng”, anh tâm sự.

Sau ngày đất nước thống nhất, Trần Đình Hòa trở về quê “vui thú” ruộng vườn một thời gian rồi lại trở ra thị xã làm công nhân cho HTX sản xuất mành trúc. Vì cuộc sống gặp nhiều khó khăn, theo lời một số bạn bè rủ rê, tháng 3/1980, anh vào TP HCM lập nghiệp. Ba tháng sau, vợ anh cũng xin nghỉ dạy, cùng hai con dắt díu nhau theo vào…

Những năm tháng vật lộn mưu sinh

Chân ướt chân ráo đến nơi đô hội, Trần Đình Hòa phải vượt qua nhiều khó khăn để lo đủ tiền thuê nhà, cho con cái ăn học… Ban đầu, anh làm công cho một xưởng sản xuất bánh kẹo ở quận 6. Thu nhập không đủ sống, anh bỏ nghề, đi thu mua hàng hóa phân phối rồi đạp xe bỏ mối cho các tiệm bán lẻ, mỗi nơi vài hộp sữa, vài gói thuốc lá… Trên đường đi giao hàng, anh thường tranh thủ làm “vài cơ” cho khỏi “lụt nghề”, từng bước thâm nhập vào lối đánh điệu nghệ của dân Sài Gòn. Khoảng năm 1982, anh được Vũ Đình Lập đưa đến một điểm chơi billiards trên đường Trần Bình Trọng (quận 5). “Đứng xem các bậc đàn anh đi một serie vài trăm điểm, tôi mới sáng mắt, vì lúc còn ở quê nhà tôi không tin chuyện đọc báo chờ đối thủ đi đứt một đường cơ”.

Sau một thời gian vừa lăn lóc kiếm sống, vừa rèn luyện, học hỏi ở những bậc cao thủ, tháng 9/1990, Trần Đình Hòa thi thố tài năng tại giải billiards quận Bình Thạnh, và giành ngôi vô địch thể loại tự do. Anh cho biết: “Cuối năm 1983, nhờ tảo tần buôn bán nên chúng tôi cũng dành dụm được chút ít, về quê mượn thêm bà con, mua được căn nhà trệt, lợp tôn (khoảng 20 m2) trong con hẻm trên đường Lê Quang Định. Để sống bằng tay cơ của mình, tôi hướng dẫn cho những ai muốn nâng cao trình độ, cố vấn cho các CLB, hay hưởng hoa hồng từ việc giới thiệu mua bán bàn billiards”.

35 năm chung thủy với billiards tự do (billiards libre)

Thể loại billiards tự do thuộc loại “đồ cổ” vì người theo đuổi nó ngày càng ít dần. Ngay tại các đại hội thể thao, người ta cũng chỉ tổ chức ba băng, snooker, billards Anh… chứ hiếm khi tổ chức nội dung tự do. Sau thành công của Lý Thế Vinh tại SEA Games 19, nhiều người khuyên Trần Đình Hòa chuyển qua billiards ba băng, nhưng anh khẳng định thà chơi loanh quanh ở nhà cũng được chứ quyết không xa billiards tự do.

Vươn lên vị trí số 1 Việt Nam về thể loại billiards tự do

Tháng 9/1997, trong giải toàn thành nhằm rà soát lại những VĐV đi dự SEA Games, anh đã thắng Lý Thế Vinh ở tứ kết thể loại tự do. Quá vui mừng và thỏa mãn trước chiến thắng này, anh để thua Trần Văn Sang ở bán kết rồi thất bại luôn trong trận tranh hạng ba. “Đó là một kỷ niệm buồn và rất thấm thía, vì đã bước vào con đường billiards nghệ thuật, cơ thủ không được phép thỏa mãn với chính bản thân mình bởi nghệ thuật không có giới hạn. Vả lại, khoảng cách giữa người xếp hạng ba và hạng bốn rất rõ rệt. Hạng ba được đứng trên bục nhận huy chương, còn hạng bốn thì có ai nhắc đến tên của mình đâu”.

Cũng từ kỷ niệm chua xót này, Trần Đình Hòa cố công rèn luyện nhiều hơn. Anh tìm hiểu lối đánh của Ananta (Indonesia), tay cơ số 1 Đông Nam Á, qua Lý Thế Vinh, rồi dành khoảng 8 tháng âm thầm tự luyện, kết hợp lối đánh của Ananta và của mình, hình thành lối đánh riêng khá toàn diện… Tuy nhiên, trước khi trở thành cơ thủ thể loại tự do số 1 Việt Nam (ghi 400 điểm không quá 10 đường cơ) từ năm 1999 đến nay, Trần Đình Hòa còn vấp ngã thêm một lần nữa tại giải thi đấu hữu nghị giữa các tay cơ Đà Nẵng và TP HC, diễn ra tháng 3/1998. Anh hồi tưởng: “Ở giải diễn ra ở Đà Nẵng, tôi bị Thái Quốc Vinh (xếp hạng thấp nhất của đội bạn) loại ngay trận đầu tiên. Đánh xong trận đó, tôi xuống tinh thần và phải nhờ hai đồng đội dìu vào phòng nghỉ. Nguyên nhân dẫn đến thất bại là do tôi hoảng sợ trước bàn billiards loại lớn 1,42 m x 2,84 m (mới có ở nước ta từ cuối năm 1997) nên bị “xệ cơ”. Cũng nhờ trận thua này, tôi chú ý rèn luyện thêm tinh thần thoải mái trong thi đấu và giành được một vài kết quả như ngày nay”.

Trước khi lên đường tham dự ASIAD 14, Trần Đình Hòa nói: “Tính theo tuổi ta, năm nay tôi đã bước vào “ngũ thập tri thiên mệnh”, nên chuyến xuất ngoại lần đầu tiên này cũng có thể là cơ hội cuối cùng, vì billiards chỉ được tổ chức thi đấu khi nó là thế mạnh của nước chủ nhà. Thế nên, tôi đã chuẩn bị chu đáo và quyết tâm không để vuột mất thời cơ này”…

Còn sau khi nhận HC vàng, anh đã phát biểu với giọng nói nghèn nghẹn nước mắt: “Thật sự, tôi chẳng có kinh nghiệm gì. Mới lần đầu thi đấu quốc tế nên không được mọi người đánh giá cao. Chính vì thế mà tâm lý của tôi thoải mái, chơi tự tin”.

Yang Ching Shun-"hoàng tử Billard Châu Á"

     Dương Thanh Thuận (tiếng Anh: Yang Ching Shun) (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1978) là một người Đài Loan chơi bi-a chuyên nghiệp và có biệt danh là "Con trai của bi-a" (Son of Pool). Tuy vậy, Dương chưa lần nào thắng một giải quốc tế như những người đồng hương Triệu Phong Bang và Ngô Gia Khánh.



Dương sinh tại Cao Hùng, Đài Loan. Anh bắt đầu chơi bi-a từ khi học cấp 1 và sớm bộc lộ năng khiếu trong lĩnh vực này. Anh được mẹ ủng hộ chơi bi-a và nhanh chóng bỏ học để theo nghiệp bi-a.

Năm 16 tuổi Dương có trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên và đã nhanh chóng gây ấn tượng mạnh khi đánh bại tay cơ số 1 thế giới lúc bấy giờ là Francisco Bustamante.

Dương Thanh Thuận nhanh chóng nổi tiếng và được Triệu Phong Bang, tay cựu vô địch thế giới cũng sinh ra tại Cao Hùng nhận làm học trò. Dưới sự dẫn dắt của Triệu, Dương đã tiến bộ rất nhiều. Hiện nay Dương được cho là tay cơ có cú nhảy bi xuất sắc nhất thế giới.

Dương Thanh Thuận cũng chính là người đã kèm cặp Ngô Gia Khánh, người trẻ tuối nhất từng là vô địch một giải bi-a thế giới.

Tuy gặt hái được nhiều thành công tại các giải đấu trong Châu Á và được đặt nhiều kì vọng trong các giải đấu ngoài châu lục, Dương chưa bao giờ thực sự thành công ở giải vô địch bi-a quốc tế. Điều này phần nhiều được lí giải bởi tính cách của Dương. So với các tay cơ khác, Dương ít ồn ào và nhút nhát hơn cả. Anh ít khi trả lời phỏng vấn báo chí cũng như ăn vận lòe loẹt. Tuy nhiên, chính tính cách này đã khiến cho anh ít gây được áp lực lên đối thủ trong những trận đấu quyết định.

Tuy vậy, Dương Thanh Thuận vẫn được coi là tay vợt có nhiều tiềm năng trở thành nhà vô địch thế giới nhất và là đại diện xuất xắc nhất của bi-a Đài Loan thời điểm hiện tại [1] . Dương được đặt biệt danh là 'Con trai của bi-a." Dương xứng đáng với biệt danh này khi anh đã đánh bại rất nhiều nhà vô địch bi a thế giới như Mika Immonen, Ralf Souquet, Triệu Phong Bang và Efren Reyes.

Thành tích

    * 2007 WPA Asian Nine-ball Tour, Vô địch tại Singapore
    * 2007 WPA Asian Nine-ball Tour, Vô địch tại Thượng Hải
    * 2007 WPA Asian Nine-ball Tour, Vô địch tại Cao Hùng
    * 2007 Vô địch Money Game King Showdown
    * 2006 Vô địch Super Cup
    * 2005 WPA Asian Nine-ball Tour, Vô địch tại Cao Hùng
    * 2005 WPA Asian Nine-ball Tour, Á quân tại Indonesia và Philippines
    * 2005 Vô địch Motolite Invitational
    * 2004 WPA Asian Nine-ball Tour, Vô địch tại Hồng Kông
    * 2004 Vô địch Taiwan 7th Annual Professional Pool Grand Championship
    * 2003 WPA Asian Nine-ball Tour, Vô địch tại Singapore
    * 2002 Vô địch World All Stars Pro Ranking
    * 2002 Huy chương đồng World Pool League
    * 2002 Huy chương đồng World Pool Championship
    * 2002 Vô địch nội dung bi-a 9 bóng tại Aían Games, Busan.
    * 2001 Vô địch World Games, Akita
    * 1998 Vô địch nội dung bi-a 9 bóng tại AsianGames, Bangkok.
    * 1998 Á quân nội dung bi-a 8 bóng đôi nam cùng Triệu Phong Bang tại Asian Games, Bangkok
    * 1997 Vô địch World All-star championship
    * 1996 Vô địch All Japan Championship ...

Wu Chia-ching - Thần đồng Thái Sơn

    Ngô Già Khánh (Wu Chia-ching), sinh ngày 9 tháng 2, 1989 ở Thái Sơn, Đài Bắc, Đài Loan là một vận động viên bi-a chuyên nghiệp. Anh còn được gọi với biệt danh "thần đồng Thái Sơn" (Taisun).
Từ năm mười tuổi, Wu đã bắt đầu chơi bi-a 8 bi tại ngôi nhà thân yêu của mình. Điều này có nghĩa anh đã mất hơn sáu năm để trở thành nhà vô địch thế giới. Wu sống với bà của mình, Lin, từ khi hai tuổi. Đến khi anh coi bi-a là một thứ không thể tách rời, bà Lin chính là người đưa anh đến từ nhà thi đấu này đến nhà thi đấu khác trên chiếc moto hai bánh của bà. Chỉ đến gần đây, thay bằng bà mình, chú của anh người đưa anh đi thi đấu.








Vào năm 2005, Wu đã trở thành vận động viên trẻ nhất (khi mới 16 tuổi, 5 tháng) trong lịch sử từng giành vị trí cao nhất trong giải vô địch bi-a 9 bi thế giới. Anh là hạt giống số 1 ở giải vô địch bi-a 9 bi thế giới 2006, nhưng đã để thua tay cơ Philippines sau đó giành chức vô địch Ronato Alcano ở vòng tứ kết.


Wu cũng đã giành được chức vô địch ở giải vô địch bi-a 8 bi thế giới năm 2005, trở thành người đầu tiên nắm trong tay cả hai danh hiệu vô địch bi-a 9 bi và 8 bi trong cùng một năm. Trước đó, anh là á quân của giải vô địch bi-a 9 trẻ thế giới.
Tại Giải vô địch bi-a 10 bi thế giới được tổ chức lần đầu tiên tháng 10 năm 2008 tại Philippines, Ngô đã vào tới trận chung kết và chỉ chịu thua Darren Appleton 11-13, nhận vị trí á quân
Thành tích

2002 Vô địch Giải bi-a trẻ Đài Loan
2002 Hạng ba Giải bi-a Đài Loan
2004 Á quân Giải vô địch bi-a 9 bi trẻ thế giới
2005 Vô địch Giải vô địch bi-a 9 bi thế giới
2005 Vô địch Giải vô địch bi-a 8 bi thế giới
2005 Á quân Giải Vòng quanh châu Á tại Singapore
2006 Bán kết Giải bi-a master thế giới
2007 Vô địch Giải vô địch toàn Nhật Bản
2008 Á quân Giải vô địch bi-a 10 bi thế giớ

Tay cơ đẹp trai nhất của làng bóng gậy - Chao Fong Pang

     Chao Fong-pang sinh ngày 15 tháng 10 năm 1967 tại Đài Loan.

Năm 1993, anh đọat chức vô địch thế giới nội dung 9 bi trước tay cơ người Đức Thomas Hasch. Vì vậy, Chao trở thành tay cơ châu Á đầu tiên đọat chức vô địch thế giới.

Năm 1995, anh đọat chức vô địch thách thức thế giới trước cơ thủ người nhật Takeshi Okumura, người đã thắng anh nội dung 9 bi thế giới năm trước.

3 năm sau đó, năm 1998, anh dành huy chương vàng nội dung 8 bi tại ASIAN Games.

Năm 2000, anh đọat chức vô địch thế giới nội dung 9 bi trước cơ thủ người Mexico là Ismael Paez.

Năm 2001, Chao  đọat chức vô địch thách thức thế giới lần 2 và lần 3 vào năm 2005.




Shaun Murphy: Giấc mơ đã thành hiện thực

       ĐKVĐ UK Championship trả lời phỏng vấn cho biết việc giành cả 2 danh hiệu cao quý nhất trong làng snookers (World Championship và UK Championship) là giấc mơ của anh từ tấm bé.

Năm 2005, Murphy lần đầu giành chức vô địch World Championship. Từ đó tới nay đã 3 năm, tay cơ người Anh chưa giành thêm một danh hiệu nào lớn. Nhưng cuối tuần qua, Murphy đã bổ sung vào bộ sưu tập của mình thêm UK Championship.



Với việc giành được 2 chức vô địch được coi là danh giá nhất trong hệ thống snookers thế giới, Murphy cho biết anh đã hoàn tất giấc mơ từ khi còn bé. Bên cạnh đó, Murphy cũng gia nhập số ít những tay cơ trên TG đoạt cả World Championship và UK Championship.

Tôi đã VĐTG và mới đây là giành thêm UK Championship, 2 giải đấu snookers lớn nhất thế giới. Hy vọng tôi sẽ giành thêm nhiều danh hiệu nữa trong sự nghiệp. Tuy nhiên kể cả trong trường hợp ngược lại, tôi cũng vẫn hạnh phúc với những gì mình đã làm được.

Đây là giấc mơ của tôi từ khi còn bé. Tôi luôn mơ được giành chiến thắng tại UK Championship và được khắc tên mình lên chiếc cúp. Và giờ thì nó đã thành hiện thực. Kể cả bạn có nhiều tiền cũng không thể mua được danh hiệu

Ronnie O'Sullivan - Tay cơ phù thuỷ hay thiên tài bất hạnh?

Ronnie O'Sullivan là siêu sao snooker, môn thể thao quý tộc nhất bàn bi-a.

Snooker mang Ronnie đến với sự nổi tiếng và tiền tài nhưng cũng đầy ắp bất hạnh. Nỗi sợ hãi không thể hiện được hết tài năng của mình luôn đẩy nhà vô địch thế giới vào tuyệt vọng. Rượu, cần sa, đánh lộn và những danh hiệu VĐTG luôn song hành.



Ronnie O'Sullivan, 28 tuổi là người đàn ông và tay cơ vô địch với hai bộ mặt. Một kẻ luôn dao động giữa thiên tài và sự điên cuồng. Hiện anh dẫn đầu bảng xếp hàng snooker thế giới, môn thể thao được xem là cao cấp nhất trong làng bi-a và từng thắng tới 4 triệu bảng Anh tiền thưởng. Các chuyên gia đánh giá Ronnie như một tài năng thế kỷ. Các đồng nghiệp vừa khâm phục vừa ghen tức gọi anh là "Mozart của snooker".

Đấy là một O'Sullivan của thế giới snooker, môn thể thao của giới quý tộc. Còn nghề phụ của anh là đại diện của tà phái trong vai ông chủ của 6 cửa hàng kinh doanh tình dục. Bản thân anh là đệ tử ruột của rượu và cần sa. O'Sullivan thường bị chứng hoảng loạn thần kinh. Đó là vế thứ hai của con người O'Sullivan.

Ronnie O'Sullivan lên 8, khi được cha mang theo vào Snooker Club ở London. Nhòm ngó một hồi, chẳng mấy chốc Ronnie có thể chấp người lớn 30 điểm và bách chiến bách thắng. "Con tôi là nhà vô địch thế giới trong tương lai", người cha tự hào. Cho đến tận hôm nay, Ronnie vẫn chơi vì vinh dự của cha. 9 tuổi, cậu bé tham gia giải đấu đầu tiên. Ít lâu sau, cậu bị Liên đoàn cấm thi đấu 1 năm vì tội côn đồ.



Vài năm sau, cái tên Ronnie xô đổ mọi kỷ lục thế giới. 15 tuổi lên ngôi VĐTG thiếu niên. 16 tuổi, tham gia giải đấu người lớn và giành 38 chiến thắng liên tiếp. Đè bẹp nhà VĐ Jason Curtis trong 43 phút. Với trận đấu nhanh nhất lịch sử snooker, Ronnie chính thức được gọi là "the Rocket" – Tên lửa.

Nhưng cái tên lửa đầy ma thuật này có nguy cơ bị cháy trước khi thoát khỏi bệ phóng. Cha của Ronnie làm giàu nhờ việc buôn bán phim "con heo", và năm 1992 bị xử tù chung thân vì tội đâm chết một người da màu. 3 năm sau, mẹ anh cũng vào nhà đá vì trốn thuế.

O'Sullivan mới 19 đã phải gánh vác công việc cho cả gia đình và cô em gái nhỏ Danielle. Quá nhiều đối với Ronnie. Anh lao vào rượu và cần sa. Bỏ bê luyện tập. Đánh lộn. Những bữa tiệc thâu đêm. Nỗi buồn, thất vọng và sự cô đơn biến Ronnie thành một kẻ phì lộn đến 100 kg.

Trong bảng xếp hạng thế giới, anh rớt từ vị trí thứ 3 xuống 13. "Tôi buông lỏng tất cả, không thể từ chối và mất mọi sự kiểm soát đối với bản thân", O'Sullivan nhớ lại. "Tôi cần những người xấu xung quanh mình bởi người tốt làm tôi sợ hãi". Phải hơn 1 năm sau, Ronnie mới trở lại cuộc sống bình thường.

Anh có thể tập đến bật máu ở ngón tay. Nếu Ronnie quyết tâm đi một serie 50 quả mà quả thứ 49 không chịu vào lỗ, thì anh chơi lại từ đầu. "Lẽ ra tôi nên tự thưởng cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nhưng con nghiện trong tôi luôn muốn nữa, nữa cho đến lúc tôi tự hủy hoại bản thân mình", Ronnie tâm sự, "Nếu không đạt được sự hoàn hảo, hoặc sự tối ưu, tôi coi mình như một kẻ bỏ đi".

Tại Preston, Ronnie tập mỗi ngày chừng 1 giờ bắt đầu vào 11 giờ đêm. Và anh thường "dọn bàn" với 147 điểm kỷ lục. Trong số 10 tay cơ hàng đầu thế giới chỉ có 4 người có khả năng đạt con số "maximum break" này trong 1 trận đấu. Ronnie O'Sullivan đạt kỷ lục huyền thoại này năm 15 tuổi tại giải VĐTG năm 1997. Ronnie chỉ cần 320 giây để thực hiện điều kỳ diệu này.

Nhưng những chiến thắng đó cũng không mang lại hạnh phúc cho anh. Nhiều hơn, Ronnie thấy thất vọng trước những trận đấu mà lẽ ra anh phải thắng. Hàng ngàn câu hỏi như đi vào hư vô và chưa có lời giải đáp. "Tôi vẫn chơi như một tên nghiện. Phần lớn các đồng nghiệp đều rất vui vẻ khi tham gia thi đấu dù thắng hay thua. Và tôi bực bội: Lũ lợn, tao chơi hay hơn chúng mày nhiều, hơn tất cả lũ chúng mày, nhưng tại sao tao vẫn bất hạnh".

O'Sullivan không cho ai cảm giác là anh có tinh thần ổn định trong một thời gian dài. Có hàng đống câu chuyện cười ra nước mắt về anh: Ronni từng táng cho một quan chức snooker vào hạ bộ, đổ cả xô nước đá lên đầu 1 tay phóng viên lắm chuyện và yêu cầu một nữ nhà báo cởi quần lót cho xem nếu muốn phỏng vấn… Tại giải The Irish Masters Haschkekse anh bị xét nghiệm dương tính và lúc đó người ta mới biết mỗi sáng đúng 9h, Ronnie phải có một "điếu cần sa" mới có hứng thú làm việc.

Trong những năm qua, Ronnie đã làm rất nhiều để chống lại sự tàn phá chính mình: Trị liệu tâm lý, thôi miên, cai nghiện trong bệnh viện và cuối cùng là nốc thuốc tâm thần Prozac. Thành công trở lại với anh như danh hiệu VĐTG năm 2001 nhưng lại kéo theo những cú ngã ngựa kinh hoàng. Cuối năm 2003, khi mọi sự dường như đã đi quá xa, cha của Ronnie từ trong nhà tù đã nhờ huyền thoại snooker Ray Reardon (72 tuổi, 6 lần VĐTG) trông nom con trai mình.

Ronnie bất hạnh, thường khóc nức nở khi trở về nhà vào buổi đêm. Ray đã kể cho Ronnie nghe về lần ông suýt mất mạng khi làm thợ lò và bị đất sụt trước khi thành danh bên bàn snooker. Ray khuyên Ronnie không nên quá mạo hiểm với sức khỏe của mình. Ba tháng sau, O'Sullivan lại bước lên bục chiến thắng với danh hiệu VĐTG. Anh nâng cao chiếc Cup VĐ và nói trong nước mắt: "Cha ơi, đây là phần thưởng của cha".

"Nhưng Ronnie vẫn sử dụng thuốc Prozac và có một cuộc sống khá nguy hiểm. Chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra với thiên tài này. Hôm nay là một Ronnie vô địch, ngày mai có thể anh lại là kẻ bỏ đi", Paul Hunter, tay cơ đứng thứ 3 thế giới nhận xét.

Efren "Bata" Reyes - "Phù Thủy" đeo răng giả

Không hào nhoáng như đa số các cơ thủ, Efren "Bata" Reyes có dáng vẻ như một anh nông dân dù là tay cơ hàng đầu thế giới và một huyền thoại sống của người dân nghèo Philippines. Mỗi khi trở về quê hương, "phù thuỷ" cũng luôn cảm thấy tự tin và chẳng còn quan tâm tới việc phải đeo chặt hàm răng giả nữa.

Reyes đã trở thành huyền thoại của người dân nghèo Philippines.

Một chiều thứ bảy cuối tháng 3, ở thành phố Angeles, quê nhà của Reyes, trời nóng và tràn ngập ánh mặt trời. Cơ thủ này được mời tới bar Margarita Ville để đấu biểu diễn. Hàng dài đối thủ của Reyes, chủ yếu là người nước ngoài xếp hàng để so cơ, chụp ảnh cùng thần tượng. Chẳng ai hy vọng thắng được "phù thuỷ". Tất cả chỉ mong chờ giây phút này để có một ngày nói với những người bạn tới bar với mình: "Tôi từng đọ với Efren Reyes, tay cơ hàng đầu thế giới".

Một lúc sau, con người được bao người chờ đợi ấy xuất hiện. To béo, với bộ ria mép đen, dáng như một anh nông dân, Reyes mặc một chiếc quần short, áo cộc tay và đi đôi tông cao su đi vào. Nhưng khi vào bàn, thần thái của Reyes bỗng nhiên khác hẳn. Thỉnh thoảng Reyes lại châm một điếu thuốc hoặc nở nụ cười thật dễ mến như trẻ thơ.

Chơi ở quê nhà cũng là những lúc Reyes cảm thấy tự tin nhất và chẳng cần quan tâm tới hàm răng giả của mình nữa. Tay cơ này đã lần lượt mất những chiếc răng của mình, khi ấy, bác sĩ cho rằng nhổ đi thì tốt hơn là hàn lại. Một kỷ niệm nhớ đời đã xảy ra với Reyes khi Reyes tham dự một giải đấu ở Mỹ vào tháng 6/1995. "Cô phục vụ mang cho tôi một vại bia, khi tôi uống bia, răng của tôi rơi ra khiến tất cả những người xung quanh cười ầm. Tôi đã lao vào toilet và nhổ toẹt chúng đi".

Tiền thưởng Reyes có từ các giải đấu
2005: 279.169 USD
2004: 124.150 USD
2003: 106.050 USD
2002: 126.200 USD
2001: 215.362 USD
2000: 79.930 USD

Nói về Reyes, mọi người nghĩ ngay tới 2 điều. Đó là tay cơ hàng đầu và chơi để kiếm tiền - điều Reyes không bao giờ giấu giếm. Thêm vào đó, Reyes là người thật thà như đất, và cũng rất cởi mở.

Là con trai thứ trong một gia đình nghèo có 9 người con ở một thị trấn bụi bặm, bố làm thợ cắt tóc, Reyes đã sớm kiếm những đồng tiền đầu tiên của mình khi chưa tới 10 tuổi. Năm 8 tuổi, Reyes đã tới làm thêm ở quán billard của người chú ở Manila và bắt đầu làm quen với cây cơ. Khi 20 tuổi, Reyes đã là tay cơ số một ở Philippines và đủ sức đương đầu với những tay cơ hàng đầu ở Mỹ và châu Âu.

Chưa bao giờ Reyes cảm thấy ngại ngần với mục tiêu chơi billiard thật giỏi để kiếm tiền. Nhưng Reyes không bo bo tiền để làm sang cho mình. Trông tay cơ ấy lúc nào cũng giản dị, quần jean hoặc short, áo cộc tay, xỏ tông cao su.

"Tôi chẳng cần bất thứ gì cho riêng mình, tôi chỉ muốn chu cấp được đầy đủ cho gia đình mình. Mục tiêu của tôi là có thể cho 3 con vào đại học" - Reyes tâm sự. Theo truyền thống của Philippines, Reyes đang lo chu cấp cho hơn 40 người. Reyes đã sớm bỏ học ở cấp trung học để chơi billiard kiếm tiền nuôi gia đình.

Reyes tự tin dù thiếu răng.

Điều may mắn là Reyes kiếm tiền từ niềm đam mê của mình. Từ năm 8 tuổi, cơ thủ này đã cảm nhận được vẻ đẹp diệu kỳ của billiard khi vào làm tại quán của chú ở Manila, nơi Reyes bắt đầu học những ngón nghề đầu đời. "Tôi thấy chú tôi chơi, thấy mọi người đưa cho chú ấy tiền thưởng. Tôi thích được như thế. Tôi leo lên những chiếc thùng carton và học những ngón nghề. Chẳng ai dạy tôi cả, tôi xem, tôi bắt chước và tôi chiến thắng".

Cũng chính trong những ngày chơi ở quán của chú, Reyes đã được đặt một biệt danh đã gắn với anh tới tận bây giờ. Đó là "Bata", có nghĩa là "trẻ con" để phân biệt với một cơ thủ cùng tên nhưng lớn tuổi hơn nhiều.

Trong khi đó, biệt danh "phù thuỷ" của Reyes được giới cơ ở Mỹ đặt cho khi họ được thưởng ngoạn những đường cơ ngoạn mục của tay cơ Philippines này. Khi sang tuổi 30, Reyes đã đánh bại phần lớn những tay cơ sừng sỏ ở Mỹ. Năm nào, Reyes cũng thắng lớn ở gần chục giải.

Gánh nặng tuổi tác cũng đã làm giảm phần nào phong độ của Reyes. Nhưng những món tiền thưởng từ các giải đấu vẫn đổ đầy túi của "Phù Thuỷ" đã hơn 50 tuổi này. Đánh bại Reyes, nhà vô địch thế giới năm 1999, tay cơ số một châu Á, vẫn là mục tiêu và khao khát của những tay cơ hàng đầu của châu lục. Vừa qua, Reyes cũng giành chức vô địch giải Pool 9 bi tour châu Á diễn ra tại TP HCM.

Chính bởi thế, luôn luôn có rất nhiều câu chuyện gắn liền với sự nổi danh của vị "phù thuỷ" này. Ở Philippines, tất cả đều coi Reyes như người hùng và hết lòng yêu quý. Khi vừa nhìn thấy Reyes, đàn ông lập tức mở máy và gọi bạn bè tới nói: "Anh ta đây này". Cánh mày râu cũng chẳng ngần ngại giới thiệu bạn gái của mình với Reyes khiến tay cơ béo cũng thấy ngượng đỏ mặt. Có người thì lại đưa "dế" cho Reyes và nói: "Làm ơn hãy nói vài câu với con trai tôi, nó đã chờ cả tối để nói chuyện với anh".

Ảnh Kiều nữ Bida Hàn Quốc Cha You-ram

Rất tập trung trong thi đấu.



Nụ cười rất tươi khi trở thành người chiến thắng



Vẫn rất nữ tính dù rất tập trung và bản lĩnh trong khi thi đấu
Tươi tắn và hồn nhiên trong cuộc sống thường ngày


 Là thần tượng và niềm hy vọng của rất nhiều Người Hâm Mộ.

Mỹ nhân của làng billiards Hàn Quốc

         Không chỉ có những đường cơ độc đáo và tiến bộ nhảy vọt về thành tích, Yu Ram Cha còn nổi tiếng nhờ nhan sắc đậm nét Á Đông.
Yu Ram Cha chỉ mới gia nhập làng billiards & snooker chuyên nghiệp từ năm 2008.
Tuy nhiên cô đã nhanh chóng có được một số thành tích nổi bật như vị trí thứ 3 tại WPBA US Open 2008 hay chức vô địch Galveston World Classic 2009.
Cơ thủ sinh năm 1987 cũng đã giành một HC vàng ở Đại hội thể thao trong nhà Asian Indoor Games 2009 tổ chức ở Việt Nam.
Trước khi đến với bàn billiards, Yu Ram Cha từng chơi tennis.
Lăn tăn trong một thế đánh khó.
Tiếc nuối sau một lần đánh hỏng.
Yu Ram Cha thuộc nhóm tay cơ hàng đầu thế giới của nữ hiện nay.
Vẻ đẹp dịu dàng đời thường.
Bên cạnh thành tích thi đấu xuất sắc, Yu Ram Cha còn có nhiều hợp đồng quảng cáo nhờ sở hữu gương mặt và hình thể đẹp.
Cô được xem là một thần tượng mới của giới trẻ Hàn Quốc.

Menu