Lý Thế Vinh - giám đốc mê Billiards
Người hâm mộ môn billiards thường biết đến một Lý Thế Vinh trầm tĩnh, quyết liệt trên sân đấu, từng mang về cho VN 2 chiếc HCV tại SEA Games 21, 22. Nhưng ít ai biết đến Lý Thế Vinh là giám đốc của 5 công ty. Ở tuổi 42, Lý Thế Vinh có thể chưa phải là hiếm. Cơ thủ một mình đem chuông đánh xứ người vừa là đối tác của nhiều tập đoàn lớn trên thế giớiĐi lên từ hai bàn tay trắng
Lý Thế Vinh sinh ra trong một gia đình gốc Hoa ở Bạc Liêu. Là con trai duy nhất trong 5 người con, Vinh có ý thức tự lập từ rất sớm. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chỉ đến lớp 11, Vinh đã bỏ ngang, khăn gói lên Sài Gòn lập nghiệp. Những ngày đầu thật long đong, vất vả, Vinh chạy việc cho một tiệm vải ở quận 5. Công việc bắt đầu từ tờ mờ sáng đến 12 giờ đêm, nhiều hôm cậu ngủ lại ở kho hàng. Việc vác vải nặng nhọc đến nỗi đôi tay anh chai sần, đêm về anh cũng không dám trở mình vì xương cốt rã rời. Dạo đó Vinh thường đi ngang qua các hàng billiards, thấy có người lướt những đường cơ tuyệt đẹp, mọi người trầm trồ, thán phục, cậu cũng muốn thử một lần. Nhưng vì phải dè sẻn từng đồng cho gia đình lo cho các em ăn học nên Vinh chỉ đứng nhìn một cách ngưỡng mộ và ao ước bao giờ kiếm được một số tiền kha khá sẽ tự đãi mình một lần chơi thỏa thích. Thử một lần thành “nghiện”, ngay lần cầm cơ đầu tiên Vinh đã thắng đối thủ. Thế là từ đó tranh thủ những lúc rãnh rỗi anh đến CLB quen tập luyện. Nhờ siêng năng, cần cù, Vinh được chủ tin cậy, truyền cho những bí quyết kinh doanh riêng. Chính những ngày tháng long đong ấy đã giúp anh rất nhiều trên đấu trường cũng như thương trường.
Thương trường, đấu trường... đều đam mê
Những ngày ra làm ăn riêng vô cùng vất vả nhưng lòng say mê đã đưa anh đi hết thành công này đến thành công khác. Hiện nay, anh là giám đốc Công ty Lý Đạt (Q.5) chuyên sản xuất phụ tùng vi tính, thiết bị văn phòng phẩm và giám đốc của hệ thống 6 cửa hàng phụ liệu may mặc ở chợ vải Soái Kình Lâm. Trong ngành may mặc, Lý Thế Vinh rất nổi danh vì làm giám đốc 2 công ty sản xuất vải sợi Lý Vinh (Q.12), Đạt Hưng (Long Thành-Đồng Nai) và sắp tới là nhà máy sợi đang xây dựng ở quận 9. Là đối tác của các hãng tên tuổi trên thế giới: Triump, Nike, Sacvi... Khi được hỏi bí quyết thành công, anh chỉ cười: “Khi làm gì cũng phải tận tâm, lúc cầm cơ tôi chỉ biết mình là một VĐV, lúc quan hệ với đối tác tôi chỉ biết mình là một doanh nhân”.
Ở SEA Games 19, Lý Thế Vinh vượt qua đồng hương Dương Hoàng Anh trong trận chung kết nội dung carom 3 băng để đăng quang ngôi vô địch. Nhưng chính những đường cơ tuyệt đẹp ấy đã làm say mê cậu trò nhỏ Dương Anh Vũ (con trai “đối thủ” Dương Hoàng Anh), Vũ quyết định “bái sư” Lý Thế Vinh. Anh đã truyền tất cả kinh nghiệm cho cậu học trò ruột này. Không phụ lòng anh, Dương Anh Vũ đã vượt nhiều đối thủ để vào chung kết SEA Games 22 rồi mới chịu thất thủ trước thầy của mình.
Vừa làm cơ thủ vừa làm giám đốc nên anh phải “chạy đua” cùng thời gian. Giai đoạn gần đến SEA Games là lúc anh vất vả nhất. Sáng, anh dậy thật sớm, tranh thủ đến CLB tập từ 6-8 giờ rồi qua công ty bàn giao công việc. Trưa, anh lái xe xuống Long Thành xem xét công việc nhà máy, rồi ghé lại CLB tập đến 20 giờ. Tối về, anh phải bận rộn với bàn tính, sổ sách, soạn thảo kế hoạch, hợp đồng. Ngày nào cũng thế nhưng Lý Thế Vinh không bỏ một buổi tập nào vì “Billiards đã trở thành nghiệp”. Anh còn lên mạng mày mò các giải đấu rồi tự khăn gói lên đường đi thi để tích lũy thêm kinh nghiệm. Bên anh lúc nào cũng có một cây cơ để tranh thủ luyện tập lúc rảnh rỗi. SEA Games 23 sắp đến, Lý Thế Vinh lại tất bật, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ mang về cho VN một chiếc HCV.
Lý Thế Vinh sinh ra trong một gia đình gốc Hoa ở Bạc Liêu. Là con trai duy nhất trong 5 người con, Vinh có ý thức tự lập từ rất sớm. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chỉ đến lớp 11, Vinh đã bỏ ngang, khăn gói lên Sài Gòn lập nghiệp. Những ngày đầu thật long đong, vất vả, Vinh chạy việc cho một tiệm vải ở quận 5. Công việc bắt đầu từ tờ mờ sáng đến 12 giờ đêm, nhiều hôm cậu ngủ lại ở kho hàng. Việc vác vải nặng nhọc đến nỗi đôi tay anh chai sần, đêm về anh cũng không dám trở mình vì xương cốt rã rời. Dạo đó Vinh thường đi ngang qua các hàng billiards, thấy có người lướt những đường cơ tuyệt đẹp, mọi người trầm trồ, thán phục, cậu cũng muốn thử một lần. Nhưng vì phải dè sẻn từng đồng cho gia đình lo cho các em ăn học nên Vinh chỉ đứng nhìn một cách ngưỡng mộ và ao ước bao giờ kiếm được một số tiền kha khá sẽ tự đãi mình một lần chơi thỏa thích. Thử một lần thành “nghiện”, ngay lần cầm cơ đầu tiên Vinh đã thắng đối thủ. Thế là từ đó tranh thủ những lúc rãnh rỗi anh đến CLB quen tập luyện. Nhờ siêng năng, cần cù, Vinh được chủ tin cậy, truyền cho những bí quyết kinh doanh riêng. Chính những ngày tháng long đong ấy đã giúp anh rất nhiều trên đấu trường cũng như thương trường.
Thương trường, đấu trường... đều đam mê
Cậu học trò Dương Anh Vũ |
Ở SEA Games 19, Lý Thế Vinh vượt qua đồng hương Dương Hoàng Anh trong trận chung kết nội dung carom 3 băng để đăng quang ngôi vô địch. Nhưng chính những đường cơ tuyệt đẹp ấy đã làm say mê cậu trò nhỏ Dương Anh Vũ (con trai “đối thủ” Dương Hoàng Anh), Vũ quyết định “bái sư” Lý Thế Vinh. Anh đã truyền tất cả kinh nghiệm cho cậu học trò ruột này. Không phụ lòng anh, Dương Anh Vũ đã vượt nhiều đối thủ để vào chung kết SEA Games 22 rồi mới chịu thất thủ trước thầy của mình.
Vừa làm cơ thủ vừa làm giám đốc nên anh phải “chạy đua” cùng thời gian. Giai đoạn gần đến SEA Games là lúc anh vất vả nhất. Sáng, anh dậy thật sớm, tranh thủ đến CLB tập từ 6-8 giờ rồi qua công ty bàn giao công việc. Trưa, anh lái xe xuống Long Thành xem xét công việc nhà máy, rồi ghé lại CLB tập đến 20 giờ. Tối về, anh phải bận rộn với bàn tính, sổ sách, soạn thảo kế hoạch, hợp đồng. Ngày nào cũng thế nhưng Lý Thế Vinh không bỏ một buổi tập nào vì “Billiards đã trở thành nghiệp”. Anh còn lên mạng mày mò các giải đấu rồi tự khăn gói lên đường đi thi để tích lũy thêm kinh nghiệm. Bên anh lúc nào cũng có một cây cơ để tranh thủ luyện tập lúc rảnh rỗi. SEA Games 23 sắp đến, Lý Thế Vinh lại tất bật, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ mang về cho VN một chiếc HCV.